Khi chuyển từ phương thức xác minh nhân sự truyền thống sang thiết bị điện tử, tổ chức cần nắm rõ về quy định chấm công. Hiểu và ứng dụng tốt các quy định chấm công sẽ đảm bảo quá trình quản lý nhân sự hiệu quả hơn. Dưới đây là một số quy định chấm công mà các doanh nghiệp có thể tham khảo.
1. Quy định chấm công gồm những yếu tố nào?
Mỗi công ty sẽ có những quy định chấm công bằng dấu vân tay khác nhau, sao cho phù hợp với môi trường làm việc và những yêu cầu mà ban quản lý, lãnh đạo đưa ra. Tuy nhiên, hình thức quản lý nào thì việc xây dựng quy định chấm công luôn phải đảm bảo các yếu tố quan trọng sau:
- Quy định chấm công cần phải rõ ràng.
- Quy định rõ ràng về việc nhân viên tăng ca, làm thêm giờ
- Quy định về các hình thức phạt trường hợp đi muộn về sớm
Ngoài ra cần lưu ý rằng, quy định chấm công vân tay phải luôn tuân thủ các quy định của pháp luật lao động.
2. Các mẫu quy định chấm công được ứng dụng phổ biên hiện nay
2.1 Quy định về thời gian chấm công
Thời gian làm việc thông thường ở Việt Nam là 8 tiếng một ngày. Nhân viên hành chính thường làm từ thứ 2 đến thứ 5 và sáng thứ 7 mỗi tuần. Nhân viên theo ca thì sẽ có thời gian làm sớm hoặc muộn hơn tùy theo quy định của công ty.
Thời gian làm việc có thể được quy định như sau:
- Ca Sáng: từ 8 giờ đến 12 giờ
- Ca Chiều: từ 13 giờ đến 17 giờ / từ 13 giờ 30 giờ đến 5 giờ 30 phút ( nghỉ trưa 1 tiếng hoặc 1 tiếng rưỡi )
- Ca Tối: 17 giờ đến 21 giờ / 17 giờ 30 đến 21 giờ 30.
Quy định thời gian chấm công vân tay:
- Đầu giờ sáng: Chấm công trước 8 giờ có thể bắt đầu 7h hoặc 07h30 và 8h00 (tùy quy định về giờ làm việc của doanh nghiệp)
- Cuối giờ sáng: Tầm 11h hoặc 12h theo mỗi công ty bắt đầu vào làm sớm hoặc muộn vào đầu giờ sáng.
- Đầu giờ chiều: Khoảng 13 hoặc 13h30 tùy theo quy định của từng doanh nghiệp
- Cuối buổi chiều: Tầm 5h hoặc 5h30 (Phụ thuộc vào giờ bắt đầu làm việc)
- Theo ca tối: Khoảng 19h hay 20h đối với công nhân viên tăng ca kíp.
2.2 Quy định về chấm công bằng vân tay
- Nhân viên tới công ty cần xác minh dấu vân tay trên máy chấm công khi bắt đầu hoặc kết thúc ngày làm việc.
- Đi sớm hoặc về muộn cần có lý do chính đáng và báo cáo trước với nhà quản lý.
- Nhân viên nghỉ ốm, nghỉ phép, đến muộn, về sớm.. cần được báo cáo với bộ phận nhân sự. Nhà quản lý sẽ tổng hợp và làm báo cáo tuần, tháng.
- Nhân viên xin nghỉ cần viết đơn trước 2 ngày để nhà quản trị xác nhận;
- Nghỉ việc không lý do sẽ không được tính công và lương.
- Trường hợp thiết bị gặp lỗi không nhận vân tay cần được báo ngay với bộ phận quản lý để có phương án chấm công khác.
- Nếu có việc gấp cần ra ngoài giải quyết, nhân sự cần xin phép với bộ phận quản lý.
- Nhân viên được xin phép đến muộn 1 lần trong tháng và được sự đồng ý của người có thẩm quyền. Mỗi lần đi muộn không quá 30 phút (trừ trường hợp của nhà quản trị). Nếu đi muộn quá 30 phút thì sẽ bị tính đi muộn và trừ lương theo quy định.
2.3 Quy định về máy chấm công vân tay làm việc thêm giờ, tăng ca
Đăng ký làm thêm giờ, tăng ca là quyền lợi của người lao động và sẽ được tính lương theo quy định. Để đảm bảo quyền lợi giữa người lao động và doanh nghiệp, Bộ Lao Động cũng quy định rõ chính sách chấm công cần tuân thủ:
- Phải được sự đồng ý của người lao động (nhân viên có quyền từ chối tăng ca )
- Nếu làm thêm giờ thi không được quá 50% số giờ làm việc bình thường trong ngày., số giờ làm việc không quá 40 giờ trong 1 tháng.
- Đảm bảo số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm; trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2.4 Quy định tính lương, chính sách thưởng/phạt dựa theo báo cáo số liệu máy chấm công vân tay
Dựa vào dữ liệu từ máy chấm công mà mỗi công ty sẽ đề ra chế độ tính lương, chính sách thưởng phạt khác nhau:
- Khi làm bảng lương thì kế toán công ty sẽ lấy dữ liệu chấm công từ máy chấm công vân tay. Mỗi công ty có những quy định riêng về hình thức thưởng phạt. Thông thường đa số công ty hiện nay, nhân viên sẽ được thưởng chuyên cần (nếu đi làm đầy đủ, đúng giờ) và phạt các nhân viên thường xuyên đi trễ, về sớm…
- Đi muộn không báo cáo: Quá 5 phút, 10 phút, 30 phút … thì mỗi công ty có thể đưa ra các mức phạt khác nhau.
- Nhân viên ra về khi chưa kết thúc giờ làm việc: trước 5 phút, 10 phút, 30 phút… mỗi công ty có thể đưa ra các mức phạt khác nhau
- Trường hợp quên chấm công hay chấm công bị lỗi mà nhân viên không báo cáo thì nhân viên sẽ bị mất ngày công theo quy định.
>> Xem thêm: Hướng dẫn xử lý dữ liệu từ máy chấm công nhanh gọn từ A-Z
3. Quy định chấm công ngày lễ tết
3.1 Những ngày nghỉ lễ của người lao động
- Theo điều 112 Bộ luật lao động quy định về nghỉ lễ, tết của người lao động gồm:
- Nghỉ Tết dương lịch
- Nghỉ Tết âm lịch
- Nghỉ Ngày Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch: 1 ngày
- Nghỉ ngày lễ 30/4: 1 ngày
- Nghỉ ngày lễ Lao động 1/5: 1 ngày
- Nghỉ ngày lễ Quốc Khánh 2/9 (nghỉ thêm 1 ngày liền kề trước hay sau theo quy định của Luật mới)
3.2 Quy định hưởng tiền lương ngày lễ theo Bộ luật lao động mới nhất
Vào những ngày nghỉ lễ Tết người lao động có quyền nghỉ và được hưởng nguyên lương. Trong trường hợp người lao động đi làm thêm vào những ngày nghỉ lễ sẽ được xác định là tăng ca theo khoản 1 Điều 107 Bộ luật lao động. Vào ngày nghỉ lễ, tết nhân viên đi làm thì sẽ được hưởng lương ít nhất bằng 300% lương được hưởng theo ngày. Cách tính lương khi nhân viên làm thêm giờ được tính như sau:
Tiền Lương làm thêm giờ |
x | Tiền công của giờ thực công việc đang làm như ngày làm việc bình thường |
x | Mức ít nhất 300% | x | Số giờ làm thêm |
Trên đây là những mẫu quy định chấm công tính lương hàng tháng hay các dịp lễ Tết cho nhân viên thông dụng nhất. Chúng tôi cung cấp đến bạn đọc để hiểu rõ hơn về quy định chấm công phổ biến hiện nay để bạn có thể áp dụng cho doanh nghiệp.
Hy vọng rằng mẫu quy định chấm công bằng vân tay do VietnamSmart cung cấp sẽ hỗ trợ các nhà quản lý xây dựng quy trình chấm công chuyên nghiệp và hiệu quả, giúp quản lý giờ làm việc của nhân viên một cách rõ ràng và minh bạch.
Nếu bạn đang cần giải pháp quản lý nhân viên bằng máy chấm công thì liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ. Công ty chúng tôi là đơn vị hàng đầu về lĩnh vực cung cấp và lắp đặt kiểm soát ra vào bằng máy chấm công được nhiều doanh nghiệp tin chọn.
Liên hệ với chúng tôi qua thông tin dưới đây để nhận hỗ trợ nhanh nhất:
- Hotline: 0936.611.372 (8h-18h kể cả T7,CN)
- Hỗ trợ kỹ thuật: 093.6363.595
- Địa chỉ HN: số 4, ngõ 173 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
- Địa chỉ HCM: 26/2 Đường 702 Hồng Bàng – P1 – Quận 11- TP HCM